Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10

Nhiệt liệt chào mừng 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm này hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024)!

 
Search

Chi tiết tin

Khám khá từ nuôi bò thâm canh
Người đăng: Quản trị .Ngày đăng: 05/06/2019 .Lượt xem: 114 lượt.

         

Nông dân Lệ Bắc thu nhập cao từ chăn nuôi bò thâm canh. Ảnh: P.PHƯƠNG         

          Chăn nuôi thâm canh

       Tận dụng tiềm năng, lợi thế từ vùng đất bãi bồi rộng, có phù sa màu mỡ ven sông Thu Bồn, người dân làng Lệ Bắc đẩy mạnh mô hình chăn nuôi trâu bò thâm canh và hiện đàn trâu bò của thôn đã dẫn đầu toàn xã. Toàn thôn có 276 hộ dân với diện tích canh tác gần 100ha chuyên canh cây màu như bắp, đậu, ớt, dưa… Tận dụng nguồn phụ phẩm từ trồng trọt, người dân Lệ Bắc còn chủ động chuyển đổi nhiều diện tích trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò, từng bước nâng chất lượng đàn bò lai Sind, con lai 3B.

          Bà Trương Thị Bảy (thôn Lệ Bắc) chia sẻ, bên cạnh trồng cây màu thì chăn nuôi bò lai giúp đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định. “Trong thôn nhà nào cũng nuôi bò, nhà ít nhất là 3 - 4 con. Chỉ một con bò giống sinh sản mỗi năm cho ra 1 con giống. Nuôi bò giống 1 năm bán đã có 30 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí cũng lãi ít nhất 10 triệu đồng/con. Từ khi xã cấm trâu bò thả rông vì tránh ảnh hưởng tới mùa màng, ở đây ai cũng chọn cách nuôi bò tại nhà, nhiều nhà đã đầu tư chi phí xây dựng chuồng trại kiên cố tránh lũ”. Cũng theo bà Bảy, nuôi bò thâm canh giúp giảm công chăm sóc, việc tiêm phòng, phòng bệnh, xử lý môi trường cũng dễ hơn. Nhờ nguồn cỏ, cây bắp, đậu, mè, rơm rạ dồi dào cộng với cách nuôi thâm canh, cho bò ăn thêm cám, bột bắp nên đàn bò lai lớn nhanh. Trong thôn, hộ trồng ít là 2 sào cỏ, nhiều lên cả 4 - 5 sào để nuôi bò. Giống bò lai siêu thịt vốn có giá trị kinh tế cao hơn các giống bò khác ở Lệ Bắc. Ông Hồ Kỹ (thôn Lệ Bắc) nuôi 6 con bò đực, ngoài việc trồng 4 sào đất màu, ông còn trồng nhiều sào cỏ nuôi bò. Bình quân mỗi năm ông thu về 90 triệu đồng nhờ bán bò giống, bò thịt.

          Theo bà Lê Thị Sáu - Ban Khuyến nông thôn Lệ Bắc, người dân ở đây đã áp dụng kỹ thuật chăn nuôi thâm canh từ việc đầu tư chuồng trại kiên cố tránh lũ, chuồng nuôi đổ sàn bê tông sạch sẽ nên khâu vệ sinh chuồng trại cũng thuận tiện, giúp vật nuôi tránh dịch bệnh. “Chỉ với con bò giống 15 triệu đồng sau 1 - 1,5 năm nuôi, thu lãi 15 triệu đồng là có. Nếu hộ nuôi 5 con, sau 1 - 1,5 năm bán có thể lãi tầm 60 - 80 triệu đồng. Giống bò được người dân nuôi nhiều nhất là bò lai 3B (B-B-B) siêu thịt. Một số hộ nuôi bò có thu nhập ổn định ở Lệ Bắc có thể kể đến ông Hồ Văn Bảo (3 con), Nguyễn Khương (7 con bò, 3 con bê), Phan Quán (7 con bò lai 3B). Nhiều hộ mỗi năm sau khi trừ hết chi phí thu lãi 40 - 45 triệu đồng, hộ cao thì 90 - 100 triệu đồng/năm” - bà Sáu nói.

          Thoát nghèo nhanh

          Mô hình nuôi bò thâm canh ở Lệ Bắc đã từng bước giúp người dân xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Người dân Lệ Bắc đã chấp thuận và dần thực hiện đúng quy định “cấm thả rông trâu bò”, nên tình trạng gây hại đến hoa màu cũng giảm đáng kể. Đàn bò lai của nông dân Lệ Bắc cũng đã tăng lên gần 500 con, trong đó có 100 con bò nái sinh sản. Chi hội Nông dân thôn Lệ Bắc luôn tích cực tham mưu cho chi ủy và phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, ban thôn vận động nông dân giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong sản xuất, đời sống; tổ chức cho nông dân tham dự các lớp tập huấn, học hỏi trao đổi kinh nghiệm làm ăn… Chi hội còn hướng dẫn kế hoạch, hỗ trợ nông dân vay vốn tín chấp qua kênh ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với tổng vốn vay 900 triệu đồng.

          Ông Hồ Xuân Tám - Phó trưởng thôn Lệ Bắc chia sẻ, nông dân Lệ Bắc biết khai thác tốt thế mạnh từ vùng bãi biền, tích cực trồng cỏ nuôi bò, tận dụng phụ phẩm từ vùng chuyên canh cây màu để chăn nuôi thâm canh bò lai. Trong đó, bò lai 3B (chiếm hơn 80% tổng đàn) đã giúp nông dân Lệ Bắc thoát nghèo nhanh, bền vững, bên cạnh việc trồng cây màu. “Nhờ chăn nuôi, đời sống kinh tế của người dân Lệ Bắc chuyển biến đáng kể, bình quân thu nhập đầu người hiện đạt 43 triệu đồng/người/năm. Nhiều hộ cũng chú trọng đầu tư chuồng trại tránh lũ cho đàn vật nuôi . Ví như hộ ông Hồ Văn Bảo xây chuồng trại kiên cố cho đàn bò với chi phí 50 triệu đồng, hộ ông Hồ Văn Lụa xây chuồng trại với mức 45 triệu đồng, ngoài ra còn nhiều hộ khác cũng chủ động xây nhà tránh lũ cho đàn bò. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo toàn thôn Lệ Bắc giảm còn 2,9%. Lệ Bắc được chọn để xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu của xã” - ông Tám nói.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
UBND TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NÔNG NGHIỆP NĂM 2024, TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NĂM 2025!
ỦY BAN NHÂN DÂN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỤ ĐÔNG XUÂN 2023- 2024.
UBND TỔNG KẾT NĂM NÔNG NGHIỆP, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH NĂM 2024 VÀ VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2023- 2024.
Phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi tại xã Duy Trung
Cải tạo ruộng ngập để trồng sen
Các tin cũ hơn:
Trồng rau công nghệ cao tại Duy Xuyên cho hiệu quả kinh tế rõ rệt

Tra cứu văn bản


BẢN QUYỀN ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ DUY TÂN
Địa chỉ : Xã Duy Tân - Huyện Duy Xuyên - Tỉnh Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập

0000258486